super-lutein-va-izumio-hieu-qua-voi-benh-duc-thuy-tinh-the

Đục thủy tinh thể hay cườm khô, cườm đá, cườm hạt là một trong những bệnh lý về mắt có nguy cơ dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

 

1. Đục thủy tinh thể / cườm khô / cườm đá / cườm hạt có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể là tình trạng thể thủy tinh - ống kính trong suốt của mắt bị mờ, giống như một tấm kính bám đầy bụi hoặc phủ sương mù. Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước và các protein, sắp xếp trật tự để cho ánh sáng có thể xuyên qua và hội tụ trên võng mạc, giúp ta nhìn rõ các vật thể dù ở gần hay xa. Tuy nhiên dưới sự tác động của nhiều yếu tố đã làm cho các protein cấu tạo nên thủy tinh thể tụ lại thành từng đám, làm cản trở đường truyền của tia sáng lên võng mạc, từ đó gây suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Stress oxy hóa là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm mạn tính và làm hư hại mạch máu nuôi dưỡng mắt khiến cho các protein (thành phần chính của thủy tinh thể) bị co cụm lại, tạo thành những đám mây che phủ tầm nhìn của mắt. Quá trình này sẽ được thúc đẩy sau độ tuổi 40 với sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ sau đây:

- Môi trường sống ô nhiễm nhiều tia tử ngoại, khói bụi, vi khuẩn…

- Mắc các bệnh về mắt tái đi tái lại nhiều lần: viêm giác mạc, viêm kết mạc, chấn thương mắt, khô mắt...

- Người mắc các bệnh mạn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh về mắt…

- Tác dụng phụ của một số thuốc như corticoid (predniisolon), thuốc hạ mỡ máu (simvastaiin), thuốc chống loạn nhịp tim (amiiodarone), thuốc trầm cảm (phenothiiazin)...

- Dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch nên không bổ sung được đầy đủ dưỡng chất cho mắt.

- Dùng quá nhiều chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá...

- Tiếp xúc nhiều với các xạ ion hóa được sử dụng trong X – quang và xạ trị ung thư.

- Trong gia đình có người mắc bệnh đục thủy tinh thể

2. Dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể / cườm khô / cườm đá / cườm hạt

Đục thủy tinh thể thường tiến triển chậm dần, không gây đau đớn, kết quả là người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc những thay đổi nào trong tầm nhìn ở giai đoạn đầu. Khi đục thủy tinh thể tiến triển, bạn có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu như:

- Mắt nhìn mờ, khó nhìn, nhanh mỏi mắt khi tập trung xem tivi hoặc đọc sách báo.

- Tăng nhạy cảm với ánh sáng, lóe sáng, quáng gà, nơi râm mát nhìn rõ hơn ngoài nắng.

- Nhìn thấy nhòe, cảm giác có "hào quang" xung quanh, màn sương che phủ trước mắt

- Nhìn một vật thành hai (còn gọi song thị) hoặc ba hình ảnh khác

- Hiện tượng ruồi bay, chấm đen, đốm đen xuất hiện trước mắt.

Một số trường hợp, người bệnh sẽ bị đục thủy tinh thể lệch, nghĩa là bệnh phát triển trước ở một mắt, trong khi mắt còn lại tầm nhìn vẫn bình thường. Theo thời gian, bệnh có xu hướng tiến triển sang mắt thứ 2, gây ra các triệu chứng nhìn mờ tương tự.

Tuy nhiên không phải ai cũng chấp nhận việc thay thủy tinh thể cả hai mắt, đã có rất nhiều người dù có phẫu thuật một mắt nhưng khi tìm được đúng giải pháp hỗ trợ điều trị chuyên biệt, không những mắt hết mờ nhòe, ruồi bay mà họ còn trì hoãn được nguy cơ đục thủy tinh thể ở con mắt còn lại, tránh phải phẫu thuật lần hai.

3. Các loại bệnh đục thủy tinh thể / cườm khô / cườm đá / cườm hạt thường gặp

- Đục thể thuỷ tinh do tuổi tác: là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở người có tuổi bởi khi bước qua tuổi trung niên, quá trình oxy hóa và chống oxy hóa bên trong cơ thể bị mất cân bằng. Do vậy, việc bổ sung chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhằm tạo ra một hàng rào bảo vệ mắt để ngăn chặn đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt.

- Đục thể thuỷ tinh do bệnh lý: thường gặp nhất là ở các đối tượng bị thiếu hụt canxi huyết, bệnh tiểu đường, cao huyết áp... do rác thải sinh ra trong quá trình bệnh tật quá lớn không được dọn dẹp kịp thời.

- Đục thể thuỷ tinh do chấn thương: chấn thương, va đập có thể gây đục thể thuỷ tinh sớm hoặc muộn, vì vậy việc phòng ngừa quá trình viêm và stress oxy ở những đối tượng này cũng rất cần được coi trọng.

- Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh: xuất hiện ngay từ khi trẻ mới sinh ra. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do bệnh của phôi trong thời kì mang thai.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia Nhãn khoa, cách tốt nhất để phòng chống căn bệnh đục thủy tinh thể là cần thay đổi thói quen sinh hoạt một cách khoa học, kết hợp với những giải pháp hỗ trợ điều trị thông qua các cách sau:

- Cải thiện ánh sáng trong nhà với đèn nhiều hơn hoặc sáng hơn. Khi đi ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khói bụi… thì nên đeo kính râm hoặc một chiếc mũ rộng vành để giảm độ chói bảo vệ mắt.

- Bỏ hút thuốc lá.

- Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, E, A, kẽm, lutein, zeaxanthin có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng sữa, cá… Hạn chế ăn mặn và thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ…

- Khám mắt thường xuyên, định kỳ 6 tháng/lần.

Cách sống của bạn quyết định trực tiếp đến sức khỏe đôi mắt cũng như cơ thể bạn. Càng nâng cao ý thức phòng bệnh bao nhiêu, bạn càng làm giảm đi các tác nhân có thể gây tổn hại cho mắt.

Super Lutein và Super Lutein Mirto plus là sản phẩm được mệnh danh là thần hộ mệnh cho đôi mắt hỗ trợ được những căn bệnh về mắt đã được chứng thực trên toàn cầu .

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi